Nhượng quyền kinh doanh là hình thức đang được nhiều người áp dụng bởi có thể giảm đáng kể rủi ro trong kinh doanh và nhanh chóng có được nguồn thu ổn định thay vì phải bắt tay thực hiện từ đầu. Tuy nhiên, trước khi tiến hành nhượng quyền, nên cẩn trọng tìm hiểu rõ mô hình kinh doanh có thực sự phù hợp hay không. Bên cạnh đó, cần nắm bắt đầy đủ cách thực hiện thủ tục nhượng quyền spa để có thể hoàn thiện pháp lý, đảm bảo được quyền lợi khi nhận nhượng quyền. Hãy để Phùng Khôi chia sẻ cùng bạn ngay thông qua nội dung bài viết sau.
Mục Lục
Điều kiện nhượng quyền
Khi thực hiện thủ tục nhượng quyền spa, để có thể nhượng quyền kinh doanh cho một bên khác, chủ sở hữu thương hiệu cần thỏa mãn các điều kiện như sau:
- Hệ thống kinh doanh của thương hiệu cần có thời gian đi vào hoạt động ít nhất 12 tháng và bắt buộc phải có đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trước đó với cơ quan có thẩm quyền.
- Các mặt hàng, dịch vụ do spa cung cấp cho khách hàng bắt buộc phải thuộc đối tượng thương mại, tuyệt đối không được vi phạm các quy định của pháp luật.
- Đồng thời bên được nhận nhượng quyền từ chủ sở hữu thương hiệu phải có được giấy đăng ký kinh doanh spa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
>>Đọc thêm: Cách tìm khách hàng cho spa, thẩm mỹ viện
Thủ tục nhượng quyền spa được thực hiện theo quy trình như thế nào?
4 bước của quy trình nhượng quyền kinh doanh
Trên cơ bản, quy trình nhượng quyền spa của các thương hiệu thường được thực hiện theo 4 bước chính và có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Bên cần được nhượng quyền nên có sự tìm hiểu cụ thể về quy trình làm việc, những ưu điểm của bên sở hữu thương hiệu, những lợi ích và trách nhiệm,…để có thể thương lượng và thống nhất với bên nhượng quyền.
- Bước 2: Soạn thảo các điều khoản hợp đồng theo thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng dựa trên sự nhất trí của hai bên.
- Bước 3: Tiến hành các thỏa thuận theo hợp đồng từ việc chọn địa điểm kinh doanh, tiến hành decor mặt bằng, trang bị trang thiết bị, đội ngũ nhân lực, tiến hành đào tạo nhân lực,…
- Bước 4: Một số spa hỗ trợ nhân sự chủ chốt trong khoảng thời gian đầu để cửa hàng có thể thuận lợi khai trương và bắt đầu đi vào nề nếp ổn định công việc.
Một số yêu cầu bên nhận nhượng quyền cần nắm rõ
Khi nhận nhượng quyền từ thương hiệu thay vì tự mở cho mình cửa hàng riêng, người nhận nhượng quyền đầu tiên phải trả tiền phí nhượng quyền. Tùy thuộc spa mà mức phí này sẽ thay đổi ít nhiều khác nhau và hình thức thanh toán cũng có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Ngoài ra, bên nhận nhượng quyền cần đảm bảo trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất, nhân lực để có thể sẵn sàng tiếp nhận các quyền lợi được chuyển nhượng.
Chắc chắn bên nhận chuyển nhượng sẽ bị kiểm soát và giám sát bởi bên nhượng quyền nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, hàng hóa mang đến cho khách được thực hiện đúng theo hợp đồng. Những vi phạm về tiết lộ bí mật thương hiệu, vi phạm chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ bị xử phạt dựa theo hợp đồng đã ký kết. Khi một trong hai bên không còn muốn tiếp tục, hợp đồng sẽ được tiến hành thanh lý theo thỏa thuận từ trước. Bên được nhượng quyền tuyệt đối không được tự ý nhượng quyền cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên sở hữu thương hiệu.
Một số lưu ý khi thảo hợp đồng nhượng quyền kinh doanh
Hợp đồng nhượng quyền là phần rất quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục nhượng quyền spa. Các điều khoản trên hợp đồng thể hiện cho sự thống nhất ý kiến, quan điểm của cả hai bên về quyền và lợi ích phát sinh sau đó. Chính vì thế, soạn thảo hợp đồng là điều hết sức quan trọng và cần được ràng buộc pháp lý rõ ràng, minh bạch để có thể làm căn cứ khi cả hai xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp và cần đến sự can thiệp của pháp luật. Cụ thể, một số điều khoản quan trọng nhất định phải có trong hợp đồng bao gồm:
- Nội dung nhượng quyền của bên nhượng quyền cam kết với bên nhận nhượng quyền
- Thời gian hiệu lực hợp đồng và thời gian thanh toán
- Phương thức thanh toán hợp đồng
- Quyền lợi và trách nhiệm của bên nhượng quyền
- Quyền lợi và trách nhiệm của bên nhận nhượng quyền
- Các quy định xử phạt hoặc phương án giải quyết cụ thể khi một trong hai bên vi phạm điều khoản hợp đồng, không tuân thủ đúng cam kết, không thực hiện đúng theo quyền lợi và trách nhiệm đã được thỏa thuận.
>>Đọc thêm: Giới thiệu các kênh marketing hiệu quả cho spa
Kết luận
Nói chung, thủ tục nhượng quyền spa không quá khó để thực hiện và thường sẽ được hỗ trợ từ bên nhượng quyền theo mẫu có sẵn. Tuy nhiên, để được đảm bảo về quyền lợi, bên nhận nhượng quyền cần chắc chắn hiểu rõ các điều khoản hợp đồng và có thể yêu cầu thêm những điều khoản cần thiết trước khi ký kết. Hy vọng với những thông tin Phùng Khôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn đọc có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc nhượng quyền thương hiệu.