Nhượng quyền kinh doanh không còn là hình thức mới mẻ nhưng nó có thể hứa hẹn về kết quả kinh doanh khả thi, giảm rủi ro đáng kể cho người kinh doanh thay vì phải bắt đầu từ con số 0. Vậy có nên nhượng quyền spa không? Nếu vẫn chưa tự trả lời câu hỏi trên, hãy cùng Phùng Khôi phân tích ưu và nhược điểm của hình thức nhượng quyền đối với cả người mua và người bán để có thể đưa ra câu trả lời cho chính mình.
Mục Lục
Nhượng quyền spa là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Có nên nhượng quyền spa không?”, bạn cần hiểu được khái niệm chuẩn. Đây là hình thức bên nhượng quyền cho phép bên nhận được gia nhập vào hệ thống kinh doanh của mình.
Trong đó:
- Bên nhượng quyền sẽ đưa ra các điều kiện để cho bên nhận nhượng quyền thực hiện theo.
- Bên nhận nhượng quyền sẽ được hưởng các lợi ích, công nghệ, thương hiệu đã xây dựng được sẵn từ trước đó.
Trên thị trường hiện giờ có nhiều thương hiệu spa nổi tiếng muốn phát triển kinh doanh, mở rộng thương hiệu. Và họ đã lựa chọn nhượng quyền spa cho các doanh nghiệp khác cùng kinh doanh. Như vậy thương hiệu vẫn không bị thay đổi mà việc kinh doanh, lợi nhuận lại tăng thêm.
Lợi và hại đối với thương hiệu nhượng quyền
Lợi ích có được khi nhượng quyền thương hiệu
Lợi ích đầu tiên khi nhượng quyền thương hiệu cho một bên khác chắc chắn có được chính là phí nhượng quyền. Như vậy, ngoài lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng ngày, chủ doanh nghiệp khi đi nhượng quyền sẽ thu được một khoản lợi khác rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, khi có nhiều đối tác nhượng quyền, thương hiệu sẽ ngày càng phủ sóng rộng và được biết đến nhiều hơn. Bằng cách này, spa không những tạo được lợi thế cạnh tranh lớn còn tăng độ uy tín, chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Những vấn đề có thể gặp phải khi nhượng quyền
Khi việc nhượng quyền chưa thực sự chuyên nghiệp và không được kiểm soát chặt chẽ, khả năng một số cơ sở không hoạt động theo quy trình, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, uy tín của ngành hàng là hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả “tai tiếng” từ một chi nhánh rất dễ tạo hiệu ứng domino đến những chi nhánh khác, làm doanh thu cả hệ thống giảm đáng kể và rất khó để khắc phục hậu quả hoặc cần tốn kém nhiều chi phí.
Ưu điểm và nhược điểm của đối tác khi nhận nhượng quyền
Ưu điểm khi nhận nhượng quyền
Có nên nhượng quyền spa không? Khi nhượng quyền thương hiệu, thì việc xây dựng một cửa hàng mới gần như được giảm đến mức tối thiểu. Nguyên nhân chính do các rủi ro đó đã được chủ nhượng quyền trải qua và khắc phục nhược điểm. Họ đã đúc kết nhiều kinh nghiệm để có được sự tín nhiệm từ người tiêu dùng. Như vậy, hình thức kinh doanh này cũng là cách hiệu quả để thu hút khách hàng và có nguồn thu nhập ổn định ngay từ ban đầu.
Bên cạnh đó, khách hàng còn có các lợi ích khác như tham gia các chương trình đào tạo miễn phí, được hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian đầu, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn làm đẹp theo công nghệ tiên tiến, được chia sẻ bí quyết kinh doanh của thương hiệu, hỗ trợ hình ảnh, chương trình quảng cáo, được dùng chung app quản lý khách hàng, biết cách quản trị nhân sự, chi phí hàng tồn kho,….
>>Đọc thêm: Cách tìm khách hàng cho spa, thẩm mỹ viện
Nhược điểm khi nhận nhượng quyền
Khi nhận nhượng quyền từ thương hiệu, chắc chắn bên nhượng quyền phải tốn thêm một khoản phí cố định đáng kể chính là phí nhượng quyền. Không những thế, các chi nhánh nhượng quyền khác của cùng thương hiệu sẽ là đối thủ cạnh tranh. Đây là điều khó tránh được mà cửa hàng phải đối phó.
Đặc biệt, chủ kinh doanh phải tuân thủ theo những yêu cầu của đối tác nhượng quyền. Người nhận nhượng quyền không được tự ý thực hiện theo ý muốn riêng nên kìm hãm sự sáng tạo trong kinh doanh.
Vậy có nên nhượng quyền spa không?
Như vậy, có thể thấy rằng cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền đều có những ưu nhược điểm riêng khi tham gia hình thức này. Bạn quyết định có nên đi theo lối kinh doanh nhượng quyền nhưng vẫn còn phân vân?
Bạn hãy phân tích các điểm lợi và hại, thế mạnh và nhược điểm của chính mình ngay từ đầu. Bên cạnh đó, nên tham khảo nhiều spa. Điều này để biết được hệ thống của họ có thực sự phù hợp với khả năng tài chính, chuyên môn và có thể theo đuổi lâu dài hay không.
Xem thêm:
Một số điều cần lưu ý trong khi kinh doanh hình thức nhượng quyền spa
Một số điều cần lưu ý:
- Quan tâm tới vấn đề tài chính: Khi nhận nhượng quyền cũng đồng nghĩa với việc bỏ ra chi phí nhất định sử dụng thương hiệu.
- Lựa chọn thương hiệu uy tín: Trên thị trường có nhiều thương hiệu khác nhau, có uy tín và có làm ăn nhiều uẩn khuất bên trong. Do vậy khi muốn nhận nhượng quyền spa bạn nên tìm hiểu để làm việc với đơn vị có uy tín cao.
- Quan tâm đến hiệu quả lâu dài: Tương lai có thể phát triển mạnh mẽ thương hiệu, mang về doanh số tốt hay không. Vì nhượng quyền mục đích là để kinh doanh phải có lợi mới sử dụng.
Để có được những đánh giá chân thực bạn hãy trực tiếp trải nghiệm dịch vụ của spa nhượng quyền. Bạn sẽ cảm nhận khách quan về sự phát triển của hệ thống mà đầu tư nhận nhượng quyền từ spa đó.
Lưu ý cần làm trước khi nhượng quyền kinh doanh spa
Bạn đã hiểu có nên nhượng quyền spa không? Nhưng trước khi thực hiện nhượng quyền, bạn cần phải lưu ý kỹ một số điều quan trọng như:
Xem xét kỹ các điều khoản của hợp đồng
Với 1 bản hợp đồng nhượng quyền sẽ có nhiều hạng mục khác nhau. Cho nên, bạn cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trước khi ký. Điều này là để tránh sự thiếu sót hay tranh chấp sau khi hợp tác. Một số các điều khoản cơ bản gồm: nội dung, phạm vi nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của 2 bên…
Sự uy tín và ảnh hưởng của thương hiệu nhượng quyền
Bởi tình trạng nhượng quyền spa đang ngày càng phổ biến nên cũng có nhiều spa đứng ra cho nhượng quyền. Cho nên, để chọn một đơn vị, bạn cần xem xét kỹ lưỡng về yếu tố uy tín của spa đó. Với những spa lớn, có tiếng tăm thì chi phí nhượng quyền sẽ khá cao. Đồng thời, bạn cũng sẽ phải chấp hành nhiều điều kiện khắt khe sao cho phù hợp với thương hiệu.
Còn với thương hiệu bé thì không có nhiều khách hàng, mất nhiều thời gian để thu hồi vốn và thu lợi nhuận. Cho nên, bạn cần lựa chọn tùy theo ngân sách và nhu cầu của bản thân.
Xem xét quyền lợi khi hợp tác
Các quyền lợi khi hợp tác với thương hiệu spa chuyển nhượng cơ bản là: lấy hình ảnh, uy tín của spa đó để kinh doanh, được hỗ trợ đào tạo nhân viên và quản lý spa… Hãy đảm bảo mình sẽ nhận được tất cả các quyền lợi này khi bạn tham gia nhưỡng quyền spa.
Phần mềm quản lý Spa
Việc đầu tư nhượng quyền spa giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng việc quản lý qua phần mềm vẫn cần sự chủ động hơn. Hãy áp dụng phần mềm quản lý spa chuyên nghiệp để hỗ trợ quản lý, vận hành spa, nâng cao hiệu quả.
Một số spa nhượng quyền nên tham khảo
Bạn đã hiểu có nên nhượng quyền spa không? Vậy có những hình thức spa nào được chuyển nhượng phổ biến hiện nay? Bạn có thể tham khảo một số các spa nhượng quyền như:
Hình thức Spa dưỡng sinh
Trong cuộc sống bận rộn và đầy áp lực như hiện nay, hình thức spa dưỡng sinh ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Mục đích khi đến các spa này là để giải tỏa căng thẳng, giúp thư giãn đầu óc. Một số hệ thống spa dưỡng sinh nổi bật hiện nay có thể tham khảo là: HB Spa, Mudra House, Mộc Tâm Beauty, Spa Dưỡng Sinh Dưỡng Tâm…
Hình thức spa chăm sóc cho đối tượng mẹ và bé
Mẹ và Bé là đối tượng tiềm năng trong lĩnh vực spa ở cả thời điểm hiện tại và tương lai. Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý phụ nữ sau sinh. Bởi họ luôn mong muốn được chăm sóc bản thân thật nhiều để nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Để tìm hiểu thêm liệu có nên nhượng quyền spa hay không, bạn có thể tham khảo một số spa nổi tiếng hiện nay như: Bảo Hà Spa, Viện Chăm sóc Mẹ Bé Hoàng Gia, Green Field Spa hay Kawaii Spa.
Hình thức spa clinic
Spa clinic dần trở nên phổ biến trong một vài năm trở lại đây, trong đó, một số thương hiệu lớn nhận nhượng quyền mang đến lợi nhuận cao bao gồm: Gà Spa, Seoul spa và Ngọc Anh spa,…
>>Đọc thêm: Giới thiệu các kênh marketing hiệu quả cho spa
Kết luận
Nói chung, có nên nhượng quyền spa không hay chỉ nên tự đầu tư hệ thống spa theo ý muốn của cá nhân. Điều này còn phù thuộc rất nhiều vào năng lực và kinh nghiệm của người đưa ra quyết định. Tốt hơn hết nên có sự đầu tư nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng mặt lợi và hại của các hình thức. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nắm rõ ưu nhược điểm của bản thân khi quyết định chuyển nhượng.
>>Tham khảo thêm nhiều thông tin bài viết hữu ích từ Phùng Khôi