Bật mí 10 kinh nghiệm mở spa hiệu quả

Kinh doanh dịch vụ làm đẹp spa là một trong những ngành phát triển rất nhanh ở nước ta. Dĩ nhiên đi đôi với những tiềm năng trong ngành sẽ là các rủi ro và thách thức. Vì thế nếu bạn không chuẩn bị chu đáo 10 kinh nghiệm mở spa hữu ích đã được phungkhoi.com đúc kết từ thực tế sau đây, sẽ rất khó có được cơ hội thành công trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường 

Việc tìm hiểu rõ nhu cầu thị trường là tiêu chí đầu tiên giúp bạn định hình quy mô, hướng kinh doanh của spa. Sau khi đã có được thị hiếu khách hàng, bạn tiến hành lựa chọn các dịch vụ chính cần có trong spa của mình. Chẳng hạn như chăm sóc da cơ bản, chăm sóc da chuyên sâu, lăn kim trị mụn, nối mi, giảm béo, tắm trắng, nâng cơ mặt, xóa thâm sẹo…

10 kinh nghiem mo spa 1
Hình 1: Loại hình spa có rất nhiều, do đó bạn cần nghiên cứu xem thị trường đang có loại hình nào vừa màu mỡ vừa khả thi nhất

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh spa có thể là nhà hoặc nơi bạn sẽ thuê để đảm bảo nằm gần trung tâm, đường phố sầm uất hơn. Trong kinh doanh spa, mặt bằng đóng vai trò khá quan trọng đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, so sánh giá cũng như thương lượng hợp đồng.

Xem thêm:  Triệt lông OPT là gì? Ưu điểm của triệt lông bằng công nghệ OPT

Đăng ký giấy phép kinh doanh spa

Sở hữu giấy phép kinh doanh spa là điều kiện tiên quyết giúp bạn tới nhanh hơn với mục tiêu mở spa của riêng mình. Một bộ hồ sơ cần có khi xin giấy phép kinh doanh spa sẽ gồm: đơn đăng ký kinh doanh theo mẫu, bản sao căn cước/ chứng minh nhân dân, hộ khẩu, bản sao chứng chỉ hành nghề spa có công chứng, hợp đồng thuê mặt bằng ( nếu có). 

Tiếp đến mang hồ sơ đi nộp ở Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đợi trong vài ngày, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh spa. Trong trường hợp không đạt điều kiện được cấp giấy phép, bạn cần liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành bổ sung hồ sơ.

Xác định khách hàng mục tiêu

Bất kỳ ngành hàng nào cũng đều có tệp khách hàng mục tiêu đặc trưng, chưa kể spa là một ngành làm đẹp chủ yếu cho nữ giới. Do đó bạn hãy dành chút thời gian để quan sát, tìm hiểu và xác định đâu sẽ là tệp khách hàng tiềm năng của spa. Thông thường để xác định chính xác khách hàng mục tiêu, bạn nên dựa vào thị hiếu, sở thích, thói quen, và tài chính của khách. 

Đầu tư thiết bị máy móc

Đối với một trung tâm spa dù quy mô nhỏ, vừa hay lớn cũng đều phải đầu tư kỹ lưỡng vào các thiết bị, máy móc dành riêng cho spa. Dĩ nhiên chi phí cho một thiết bị thường sẽ rất đắt đỏ. Chưa kể, bạn phải sắm đa dạng máy cũng như nhập mỹ phẩm tốt về để đáp ứng dịch vụ theo yêu cầu của khách. 

Xem thêm:  Top 20+ mẫu voucher spa gây ấn tượng với khách hàng

Với spa quy mô nhỏ, bạn có thể chuẩn bị 2 đến 3 giường spa, máy xông hơi, máy hút mụn, máy hút chì thải độc…. Còn ở những spa lớn cao cấp hơn, mức đầu tư sẽ khá nhiều. Ngoài các thiết bị đơn giản cần thiết, cũng cần sắm thêm máy móc hiện đại hơn như phi thuyền tắm trắng – giảm cân, máy điện di không xâm lấn, Máy laser xóa xăm, xóa nám….

Mặt khác, vì thị trường bán mỹ phẩm ngày càng tràn lan, thật giả lẫn lộn, do đó bạn nên lựa chọn cẩn thận địa chỉ cung cấp mỹ phẩm uy tín với giá tốt nhất. Có như thế mới đảm bảo mang đến cho khách hàng những dịch vụ làm đẹp ưng ý, hiệu quả, từ đó tạo nên danh tiếng trong mắt khách hàng.

10 kinh nghiem mo spa 2
Hình 2: Bạn nên cân nhắc các loại máy móc, thiết bị thích hợp với nhu cầu sử dụng của spa trước khi đặt mua

Dự tính chi phí

Dự tính chi phí là bước cực kỳ quan trọng giúp bạn nắm rõ từng loại chi phí đã và sẽ sử dụng vào mục đích nào khi mở spa. Tốt nhất hãy chia nhỏ vốn ra thành nhiều khoản nhỏ theo kế hoạch để giúp quá trình chuẩn bị mở spa được trơn tru. Cụ thể gồm các chi phí máy móc, thiết kế nội thất, nhân viên, quảng cáo marketing, thuê mặt bằng… 

Thiết kế logo đậm chất spa

Logo là điểm gây thu hút và tạo sự nhớ nhung nhiều nhất cho khách hàng tiềm năng. Hơn nữa một logo có thiết kế đẹp, độc đáo sẽ góp phần nâng tầm bản sắc thương hiệu của cơ sở spa một cách tối ưu.

Xem thêm:  Quản lý spa làm gì và cần những kỹ năng gì?

Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh 

Đối thủ cạnh tranh bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng ở đây chính là những trung tâm làm đẹp có cùng quy mô, loại hình và tập khách hàng với spa của bạn. Việc nghiên cứu đối thủ có thể tiến hành bằng cách truy cập vào trang web, fanpage, instagram… của họ để khai thác menu dịch vụ, cách thức quảng cáo, áp dụng các chương trình khuyến mãi…

Sau đó dựa vào các thông tin này, bạn hãy cân nhắc cơ sở spa của mình cần có đặc điểm gì để tạo nên khác biệt mà đối thủ đang thiếu. 

Trang trí không gian spa

Không gian nội thất spa cũng là tiêu chí đáng lưu tâm. Bởi lẽ trong một thời đại yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như hiện nay, một không gian có thiết kế đẹp, lạ trong cách bày trí, lựa chọn tông màu chủ đạo sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.

Ngoài cách thiết kế không gian, bạn cũng cần chọn một hương thơm thích hợp, tốt nhất là từ tinh dầu thiên nhiên để đem lại cảm giác dễ chịu cho khách hàng khi tỏa khắp căn phòng.

10 kinh nghiem mo spa 3
Hình 3: Trang trí không gian spa rất quan trọng giúp tạo nên sinh khí cho các phòng làm đẹp

Tuyển nhân viên có kinh nghiệm

Để đảm bảo đem đến sự hài lòng cho khách hàng, bạn cần tuyển dụng những nhân viên có chuyên môn nghiệp vụ cao. Không chỉ thế thái độ nhân viên cần tích cực, chu đáo và nhiệt tình để khách hàng cảm thấy thoải mái.


Mong rằng với
10 kinh nghiệm mở spa đúng chuẩn trên đây, bạn sẽ nắm rõ các thông tin cần thiết khi bắt đầu hành trình khởi nghiệp của mình nhé. 

Đánh Giá post
Bình luận (0 bình luận)

Hotline: 0972 984 672
Chat hỗ trợ
Chat ngay